Trang chủ Chính sách

chính sách

SourceURL:file:///Users/thuytien/Documents/Zalo Received Files/HĐ BCM.docx

  1. PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC
  1. Bên A cung cấp cho Bên B quy cách đóng gói (Packinglist) của lô hàng trước thời điểm Bên B nhận hàng.
  2. Bên B sẽ lập và gửi báo giá dựa theo thông tin đơn hàng và dựa theo địa điểm giao nhận cụ thể từng lô hàng mà Bên A cung cấp.
  3. Hai bên sẽ thống nhất về Danh mục hàng hóa Ủy thác nhập khẩu, Phí dịch vụ, Hình thức và thời gian thanh toán, Thời gian bàn giao hàng hóa bằng Phụ lục hợp đồng đính kèm.

  1. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN.
  1. Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B số tiền theo thoả thuận bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Trong trường hợp thanh toán tiền mặt, Bên A được quyền yêu cầu phiếu thu và kí xác nhận từ kế toán trưởng của Bên B, nếu không Bên A có quyền từ chối thanh toán.
  2. Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B theo Điều 3 của Phụ lục Hợp đồng đính kèm.

  1. PHƯƠNG THỨC UỶ THÁC.
  1. Bên B nhận uỷ thác nhập khẩu lô hàng của Bên A theo như thông tin trong hợp đồng (contract),quy cách đóng gói (packinglist) mà Bên A cung cấp.
  2. Bên B có quyền kiểm tra thực tế hàng hoá của lô hàng. Trong trường hợp thông tin hàng hoá thực tế không giống như thông tin Bên A đã cung cấp thì Bên B có quyền từ chối nhận hàng hoặc từ chối nhập khẩu lô hàng đó.
  3. Trường hợp phát sinh chi phí, phát sinh thời gian hay lô hàng vi phạm pháp luật trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu do lỗi Bên A cung cấp sai thông tin đơn hàng thì Bên A phải hoàn toàn chịu các khoản chi phí phát sinh đó và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.
  4. Bên B có trách nhiệm làm hồ sơ, thủ tục để xuất nhập khẩu lô hàng thay cho Bên A. Nếu để xảy ra bất kì sai sót nào, Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bên A về các thiệt hại kinh tế nếu có.
  5. Bên B có trách nhiệm bàn giao đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của lô hàng cho Bên A sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
  1. PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN.
  1. Bên A có trách nhiệm gửi mã vận đơn, địa điểm nhận hàng cho Bên B trước thời điểm hàng đến địa điểm giao nhận ít nhất 24h đồng hồ để Bên B có kế hoạch sắp xếp nhận hàng kịp thời.
  2. Bên B có trách nhiệm nhận hàng theo thông tin Bên A cung cấp như tại khoản 1, điều (IV) tại cửa khẩu : Bằng Tường
  3. Bên B có trách nhiệm quản lý việc giao nhận hàng hoá theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn, đúng tiến độ như đã thống nhất.

Trường hợp hàng khi giao cho Bên A xảy ra thiếu sót sẽ được giải quyết như sau:

  • Trường hợp 1: Bên A không sử dụng dịch vụ kiểm đếm thì Bên B có trách nhiệm bồi thường 30% giá trị thực tế hàng hao tổn.
  • Trường hợp 2:Bên A sử dụng dịch vụ kiểm đếm, Bên B có trách nhiệm bồi thường 100% giá trị thực tế hàng hao tổn. Việc xác định hàng hao tổn dựa trên thoả thuận, nếu không thể đi đến thống nhất sẽ thuê bên thứ ba là VINACONTROL xác định giá trị thực tế hao tổn. Chi phí thuê Bên B sẽ chịu 100%.
  1. Bên A có quyền khiếu nại với Bên B các vấn đề phát sinh trong việc giao nhận hàng hoá trong vòng 5-7 ngày kể từ thời điểm Bên A kí nhận hàng. Bên B có trách nhiệm giải quyết ngay các vấn đề phát sinh và phản hồi lại thời gian trả kết quả khiếu nại tuỳ theo tình hình cụ thể của vấn đề và tình hình thực tế của công ty.
  2. Bên B chỉ chịu trách nhiệm giao nhận và vận chuyển hàng từ điểm nhận hàng theo thoả thuận với Bên A cho đến các kho bãi trung chuyển của Bên B tại nội thành Hà Nội. Bên A có quyền tự đến lấy hàng hoặc uỷ quyền cho người khác đến lấy hàng hoặc nhờ Bên B chuyển hàng đến địa điểm khác từ các điểm trung chuyển của Bên B.
  3. Bên A được phép lưu hàng tại kho Trung Quốc Bên B miễn phí 5 ngày, và 3 ngày tại kho Việt Nam. Quá thời gian trên sẽ bị tính phí lưu kho. Phí lưu kho sẽ được thông báo trước khi tính.
  4. Đối với hàng hoá dễ vỡ, dễ móp méo, hư hỏng như các hàng có bề mặt, khung, vỏ được làm bằng thủy tinh, sứ, nhựa, giấy, kim loại dẻo,… mà có độ dầy nhỏ hơn 1cm. Hàng được đóng không chắc chắn hoặc có các thiết bị bên trong dễ hư hỏng… thì Bên B có trách nhiệm thông báo Bên A gia cố hàng chắc chắn hoặc gia cố lại.
  • Trường hợp 1: Bên A không gia cố chắc chắn theo thông báo của Bên B thì nếu xảy ra vỡ méo, hỏng hóc Bên B sẽ không chịu trách nhiệm.
  • Trường hợp 2: Bên A đã gia cố theo yêu cầu của Bên B mà vẫn xảy ra vỡ méo, hỏng hóc thì Bên B sẽ chịu trách nhiệm 70%giá trị hàng hoá bị tổn hao hư hỏng.
  • Trường hợp 3: Bên A yêu cầu Bên B gia cố thì chi phí gia cố lại hàng tính theo bảng giá niêm yết của Bên B tại thời điểm gia cố.

---------------------------------------------

Lượt xem: 3023   Quay lại    Lên đầu